Những lưu ý khi chăm sóc chó con mới nhất 2021

Những lưu ý khi chăm sóc chó con mới nhất 2021

Đối với nhiều người mới bắt đầu nuôi chó thì việc chăm sóc chó con vô cùng khó khăn. Công việc này đòi hỏi bạn phải có những kiến thức và kinh nghiệm. Khi mới “nhập gia” từ những ngày đầu tiên thì bạn nên học cách chăm sóc chó con tốt nhất để các bé được lớn lên khỏe mạnh, phát triển tốt. Để tránh trường hợp mắc các bệnh hay thậm chí là chết. Bài viết này, Oh My Pet sẽ giúp các bạn nắm được những lưu ý khi chăm sóc chó con để áp dụng khi mới tập chăm sóc chó con. 

1. Tìm hiểu về giống chó và loại chó con mình đang nuôi

Mỗi chú chó thuộc các giống loài khác nhau sẽ có những đặc điểm và cách chăm sóc chó con khác nhau. Đầu tiên khi nhận nuối hay mua chó con thì bạn nên tìm hiểu về điều kiện sống của mình như diện tích nhà, nhiệt độ, khí hậu,... Những bạn có nhà chung cư hay có công việc bận rộn thì nên lựa chọn các giống chó con như Poodle Tiny, phốc sóc, Poodle Tcup để nuôi và chăm sóc. Đây là những giống chó con có kích thước nhỏ, ít rụng lông, có tính cách hiền lành và an toàn khi chơi với trẻ con.

Xem thêm: HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC THÚ CƯNG CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Những bạn có nhà phố, sân vườn rộng rãi, có điều hòa, điều kiện chăm sóc tốt  thì nên lựa chọn các giống chó lớn như Ngao Tây Tạng, Husky, Alaska để nuôi. Các giống chó lớn này có đặc tính lông dài, dễ rụng lông nên hãy lưu ý vệ sinh khi có con nhỏ.

15 giống chó cảnh đẹp, dễ chăm sóc phổ biến tại Việt Nam

Hãy tìm hiểu về giống chó mà mình đang nuôi nhé!

2. Chăm sóc chó con với thức ăn phù hợp

Chế độ cho ăn và thức ăn là vấn đề cực kỳ quan trọng với sức khỏe của cún cưng khi bạn mới bắt đầu chăm sóc cún con. Khoảng mười ngày đầu tiên khi đón chó con về thì bạn nên cho ăn theo loại thức ăn và khẩu phần ăn như tại cửa hàng đã mua bé. Sau khoảng thời gian này thì có thể xen kẽ những loại thức ăn đang dùng với những loại thức ăn mới theo ý của bạn, Việc chăm sóc chó con theo chế độ ăn như vậy sẽ giúp hệ tiêu hóa của chúng dễ dàng thích nghi hơn. 

Xem thêm: Thức ăn cho chó con

Đối với những chó con dưới 6 tháng tuổi thì bạn không nên cho ăn xương. Đặc biệt với các giống chó nhỏ như phốc sóc, Poodle Tiny thì bạn tuyệt đối không cho ăn xương. Với đặc điểm cấu trúc thành ruột mỏng, khoang bụng nhỏ thì việc ăn xương sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, rách ruột hay thậm chí là tử vong. 

Top 20 giống chó cảnh đẹp và cách nuôi chó cảnh cho từng loại

Chăm sóc chó con chia theo nhiều giai đoạn

3. Hướng dẫn cách chăm sóc chó con mới đẻ

3.1 Trong khoảng 9-13 ngày tuổi 

Lúc này chó con sẽ bắt đầu mở mắt và chúng có thể nghe thấy âm thanh. Đến khoảng 2 tuần tuổi thì thị giác và thính giác của chó con mới bắt đầu hoạt động bình thường. Bạn nên thực hiện việc tập đi và cho ăn những thức ăn dạng lỏng như cháo, sữa cho cún con trong giai đoạn này. Khi chăm sóc chó con mới đẻ bạn nên đảm bảo nhiệt độ ấm áp thường xuyên của ổ vì chó sơ sinh sẽ chịu sự thay đổi lớn về nhiệt độ cơ thể. Thân nhiệt của chó con lúc này rất thấp nên trong khoảng 1-2 tuần thì nhiệt độ sẽ rơi vào khoảng 34,5-36 độ C. Vì thế bạn nên duy trì nhiệt độ bằng cách luôn giữ ấm, tránh tình trạng bị chết non vì lạnh. 

Giá chó Poodle – Tìm hiểu về giá và nơi mua chó Poodle uy tín

Chó con khi mới sinh

3.2 Trong khoảng 4-5 tuần tuổi

Lúc này thì mắt của chúng sẽ bắt đầu mở và nhìn thấy rõ ràng. Lúc này chúng có thể đi vững hơn, chập chững trên 4 chân nhưng sẽ còn loạng choạng. Bạn chăm sóc chó con phát triển toàn diện bằng việc mua đồ chơi mềm cho chúng chơi. Nếu bạn có quan sát thì đến khoảng 6 tuần tuổi thì chó con sẽ có những biểu cảm bằng mặt và tai rõ rệt .Lúc này là giai đoạn thích hợp nhất để bạn tập cho chúng ăn riêng hay ăn cùng cơm nhuyễn, đồ ăn sẵn. Nên giảm số lần cho chó con ăn vì răng sữa của chúng đã bắt đầu trở nên bén, nhọn hơn. 

3.3 Trong khoảng 7-19 tuần tuổi

Đây là khoảng thời gian  răng của chó con đã phát triển hoàn chỉnh. Khoảng 10 tuần tuổi là thời điểm thích hợp để tiêm vacxin bệnh mũi để bảo vệ sức khỏe cho chó con. Việc tập cai sữa cho cún con trong giai đoạn này là tốt nhất để chúng có thể hòa nhập tốt với con người.

3.4 Trong khoảng từ 3-16 tháng tuổi

Trong Khoảng từ 12 tuần đến 16 tháng tuổi chó con sẽ thường xuyên nhai gặm và phá những vật dụng trong nhà. Trong giai đoạn này răng của chúng sẽ mọc lên nhiều nên hãy cho chúng chơi với các món đồ chơi thích hợp có chất dẻo dành riêng cho cún con. Hãy chăm sóc chó con và huấn luyện đế chúng không giỡn, ngoạm vào tay người và rèn luyện mỗi ngày.

3.5 Trong khoảng 6-18 tháng tuổi

Đây là giai đoạn mà chó con sẽ độc lập hơn nên cách chăm sóc chó con cũng phải được điều chỉnh. Bạn nên tập cho chúng trật tự trong bầy và xác định chỗ được phép tiểu, đi vệ sinh. Bạn nên áp dụng cách chăm sóc chó con với thái độ cứng rắn, dạy chúng cách cư xử tốt để không để chúng hư, không nghe lời. Các chú chó sẽ phát triển hoàn thiện và toàn diện khi đã đủ 18 tháng tuổi nên cá tính sẽ bắt đầu bộc lộ rõ hơn và nên lưu ý để có cách chăm sóc đúng cách, hiệu quả.

4. Hướng dẫn cách nuôi chó con nhanh lớn

Sau giai đoạn cai sữa thì chó con sẽ rất dễ mắc các bệnh và tỷ lệ tử vong sẽ rất cao. Lúc này đòi hỏi người nuôi phải có cách chăm sóc chó con đúng cách với chế độ ăn uống đủ và đúng bữa. Bạn nên bổ sung thêm các loại thức ăn dinh dưỡng như protein để tăng sức đề kháng, giúp cho con phát triển tốt nhất. 

Ngoài ra bạn nên lưu ý đến dấu hiệu chó con bỏ bữa ăn bì đây có thể là dấu hiệu xấu về sức khỏe. Hãy nên cho chó con ăn những thực phẩm phù hợp, tránh các loại thực phẩm khó tiêu, cứng. Một số trường hợp chó con bị tiêu chảy thì nên đưa đến bác sĩ để khám sớm để bảo vệ hệ miễn dịch còn yếu của chúng. 

5 giống chó cảnh đẹp phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam

Chăm sóc cho chó con vui chơi

5. Lưu ý bảo vệ sức khỏe cho chó con 

Khoảng thời gian chó con được 6-9 tuần tuổi thì để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, bạn nên đưa đến các bác sĩ thú y để tiêm phòng. Tùy thuộc vào mức rủi ro của chó hay khu vực bạn ở mà có thể đề nghị bác sĩ tiêm thêm các loại vacxin quan trọng. 

Trong quá trình chăm sóc chó con thì khi đưa chúng đi khám lần đầu bạn phải tẩy giun cho chúng. Tẩy giun cho chó con trong lúc này sẽ vừa bảo vệ tốt cho sức khỏe của chó và của bạn. Sau khoảng 12-16 tuần tuổi thì bạn nên mang chó lại phòng khám để tiêm phòng bệnh dại. 

Thường xuyên vệ sinh chỗ nằm của chó con như vải trải giường phải được giặt sạch sẽ. Bạn nên dắt chó con đi dạo trong sân hay vườn sau mỗi bữa ăn để chúng thích nghi với thể giới bên ngoài. Nên cho chúng đi dạo khoảng 1 tiếng mỗi ngày và chia ra nhiều lần. 

Bạn nên cho chó con tiếp xúc nhiều hơn với bên ngoài trong khoảng từ 7-16 tuần tuổi để chúng làm quen với các chú chó khác và môi trường xung quanh. Tuy nhiên hãy đảm bảo chó con được vui chơi an toàn dưới sự quan sát và tiêm phòng rồi.

6. Lưu ý cách tắm chăm sóc chó con

Khi chó con còn quá nhỏ dưới 6 tuần tuổi thì bạn không nên tắm sớm cho chúng. Đối với độ tuổi này thì việc chăm sóc chó con hãy để cho men chúng đảm nhiệm. Nếu tắm trong khoảng thời gian này sẽ khiến chúng dễ bị cảm lạnh và nhiễm bệnh. Thời gian tốt nhất để bắt đầu tắm cho chó con là 10-12 tuần tuổi.

Để tắm cho chó con thì bạn nên cho chúng làm quen với bồn tắm hay chậu rửa khô cũng như làm quen dần với nước. Vì da của mỗi loại chó khác nhau nên bạn phải tìm đúng loại sữa tắm phù hợp với da của cún con mà bạn đang nuôi. Việc chăm sóc chó con không đúng cách với loại sữa tắm không hợp sẽ khiến da chúng khô ráp, nhiễm khuẩn, bị ký sinh trùng. Các loại dầu gội yến mạch dịu nhẹ là sự lựa chọn an toàn cho các chó con.

Loại chó cảnh nào dễ nuôi nhất ở Việt Nam?

Chó con phát triển khỏe mạnh

7. Lưu ý cách chải lông cho chó con đúng cách

Khi tắm xong thì việc chải lông cho chó con sẽ giúp chúng khỏe mạnh, sạch sẽ và không bị các vấn đề về da hay lông. Bạn nên chọn lược chải lông phù hợp và thường xuyên làm sạch, vệ sinh dụng cụ.  Khi chăm sóc cho con thì việc chải lông từ nhỏ sẽ giúp chúng làm quen và không sợ chải lông. Khi chải lông trong những lần đầu thì bạn nên chải vài phút và không nên chải mặt hay chân chó bằng dụng cụ gây đau nhé.

Xem thêm: Lược chải lông cho chó tại nhà

Hãy thường xuyên cắt móng chân cho chó con vì khi để đế móng chân quá dài sẽ gây căng thẳng cho cổ chân hay làm hỏng các đồ đạc, sàn nhà và bị thương cho mọi người. Việc cắt móng hàng tuần cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.  

Hy vọng những thông tin mà Oh My Pet chia sẻ sẽ giúp cho các bạn mới nuôi chó con chăm sóc chó con đúng cách, nuôi dưỡng cho con được khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Hãy áp dụng các lưu ý đó cho cún cưng của mình ngay nhé!


 

Đang xem: Những lưu ý khi chăm sóc chó con mới nhất 2021

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên