Khi chó đến thai kỳ sinh nở thì việc chuẩn bị kiến thức và kinh nghiệm để đỡ đẻ cho chó là điều rất cần thiết và quan trọng. Mặc dù chó mèo đều có thể tự mình đẻ được nhưng trong giai đoạn nhạy cảm này việc được hướng dẫn đỡ đẻ cho chó sẽ giúp hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Bài viết này, Oh My Pet sẽ chia sẻ những kinh nghiệm cần thiết để bạn đỡ đẻ cho chó và đặc biệt là cách đỡ đẻ cho chó Poodle, chó phốc sóc.
Hướng dẫn đỡ đẻ cho chó
1. Vì sao phải đỡ đẻ cho khi cho sắp vỡ ối?
Đến thời kỳ mang thai thì chó rất cần sự chú ý, quan tâm đặc biệt của chủ nhân để đỡ đẻ cho chó an toàn, suôn sẻ. Mặc dù chó có thể tự đẻ được nhưng việc chủ nhân tham gia đỡ đẻ cho chó sẽ giúp tránh được những sự cố đáng tiếc, nguy hiểm xảy ra. Nếu khi chó mẹ bị mất sức mà chủ nhân không được trang bị kỹ năng hướng dẫn đỡ đẻ cho chó từ trước thì rất dễ xảy ra biến chứng khi để con quá lâu trong bụng mẹ. Thậm chí có trường hợp thai chết lưu gây nhiễm trùng và làm chết cả chó mẹ và con.
Đỡ đẻ cho chó là công việc không hề dễ dàng như nhiều người vẫn tưởng
Việc đỡ đẻ cho chó là rất cần thiết nên ngoài những kinh nghiệm sinh sản thì chủ nhân nên tham khảo và học cách hướng dẫn đỡ đẻ cho chó từ những chuyên gia. Để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất thì bạn nên tìm gặp tư vấn của các nhà chuyên môn nhân giống hay bác sĩ thú y.
Xem thêm: Sữa dành cho chó con và chó mẹ
2. Cách đỡ đẻ cho chó
2.1 Những điều cần chú ý đỡ đẻ cho chó
Khi chó đến thai kỳ thai sản thì bạn cần chuẩn bị tốt cho việc đỡ đẻ cho chó như theo dõi và ghi chú thời gian mang thai của chó cái để xác định đúng ngày sinh nở của chó con. Chu kỳ mang thai đến lúc sinh nở của chó mẹ thường khoảng 63 ngày nhưng vẫn có một số trường hợp chênh lệch rơi vào khoảng 55-72 ngày và phụ thuộc vào giống chó.
Trong giai đoạn này bạn không nên cho chó mẹ ăn uống nhiều trước khi sinh để tránh tình trạng ăn phải thức ăn khó tiêu. Khi đỡ đẻ cho chó mà xảy ra tình huống chó mẹ đau đẻ dữ dội nhưng sau đó 4-6 tiếng vẫn không đẻ, xuất hiện bị chảy máu nhiều, ngôi thai ngược, sức khỏe cho mẹ suy kiệt thì bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ thú y. Đối với những trường hợp nguy hiểm mà bạn chưa từng gặp phải thì cách tốt nhất là bạn nên liên hệ nhà khám cấp cứu để có cách đỡ đẻ cho chó đúng cách.
2.2 Chuẩn bị những vật dụng cần thiết để đỡ đẻ chó
Khi được hướng dẫn cách đỡ đẻ cho chó thì khâu chuẩn bị vật dụng là khâu cần thiết và quan trọng. Trước tiên bạn nên chuẩn bị chỗ đẻ có thể là nệm lớn cho chó và chỗ ở cho cả mẹ và con cún sau khi sinh xong. Chỗ ở tốt nhất cho chó sau khi sinh xong cần phải sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát, tránh nhiều gió hay nhiệt độ quá nóng.
Cần chuẩn bị chỗ để chó mẹ chó thể sinh
Trước khi đỡ đẻ cho chó bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc sát trùng cồn 70 độ hay cồn iode 5%, kéo khăn bông. Trước khi chó đẻ thì cần chuẩn bị sẵn nước muối pha loãng hay sữa ấm để cho chó mẹ uống.
Xem thêm: Thức ăn cho chó mẹ - bổ sung dinh dưỡng sau sinh
Dụng cụ chuẩn bị cho chó chuẩn bị sinh
2.3 Nhận biết dấu hiệu chó sắp đẻ
Một trong những kỹ năng cần thiết về cách đỡ đẻ chó chó thì bạn phải nhận biết được thời điểm chúng đẻ. Khi sắp đẻ chó mẹ thường sẽ ăn ít hay thậm chí có trường hợp bỏ ăn, nôn thức ăn, đi tiểu nhiều, tiểu giắt,... Những dấu hiệu này báo hiệu cho con sắp được sinh ra trong khoảng 24-48 giờ tới.
Khi quan sát được những dấu hiệu đó bạn cần phải có những cách chăm sóc đỡ đẻ cho chó đúng cách. Trong vòng 12 giờ cuối trước khi đẻ thì cơ thể chó mẹ sẽ hạ thấp, bồn chồn, đứng nằm không yên và hay chui rút vào nơi yên tĩnh. Trong thời điểm này nếu chó Poodle có xảy ra các hiện tượng như âm hộ sưng phù nề hay dịch lỏng chảy thì bạn cần liên hệ với bác sĩ thú y để được hướng dẫn cách đỡ đẻ cho chó đúng cách.
Chăm sóc chó sau khi đẻ
2.4 Cách đỡ đẻ cho chó
Khi đỡ đẻ cho chó thì bạn nên chuẩn bị chỗ đẻ cho chó thoáng mát, lót vải sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với nhiều người hay con vật khác. Khi chó mẹ bắt đầu đẻ thì vùng kín của chó sẽ lồi ra một màng ối có hình như quả bóng con nên bạn hay dùng tay đỡ nhẹ bọc và vuốt bụng theo chiều từ chiều trên xuống. Khi đỡ đẻ cho chó mà bạn quan sát thấy chó mẹ rặn khó thì nên dùng tay kéo nhẹ bọc đến khi cho con được lấy ra ngoài. Khi đó bạn dùng tay nhẹ nhàng xé bọc mỏng để lấy chó con ra và dùng khăn bóng lau sạch ngay mặt cún để cún không bị ngạt thở.
Khi đã đỡ đẻ cho chó xong và lấy được chó con ra ngoài thì bạn dùng ống bơm nhỏ hút nước ối ở trong miệng cún ra hay để cún trên tay rồi xoay đầu cún rảy nhẹ để nước ối văng ra cho cún con thở được.
Lúc này bạn nên chăm sóc đặc biệt cho chó mẹ khi dùng tay mát xa vùng bụng của nó để nó có thể tiếp tục để con tiếp theo ra. Khi đỡ đẻ cho chó, việc vệ sinh là việc rất quan trọng để tránh nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe chó. Bạn phải cho chó mẹ uống nước muối loãng hay sữa để bồi bổ cho nó. Sau khi đẻ xong cơ thể chó mẹ sẽ rất mất sức nên bạn hãy đặt chúng nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh và hạn chế người hay động vật khác qua lại.
Cún con sau khi sinh cực kỳ đáng yêu
4. Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi đỡ đẻ cho chó
Sau khi đẻ xong thì chó mẹ sẽ rất mất sức nên bạn phải bồi bổ bằng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và để chúng có sức cho cún con uống. Sau khi đẻ xong thì chó mẹ nên được ăn đồ ăn ấm, sữa pha ấm, bổ sung thêm các loại rau củ, canxi, thịt xay nhuyễn,... Chế độ ăn uống bồi bổ dinh dưỡng này cần được duy trì đến khi cún con được 4 tuần tuổi.
Việc đỡ đẻ cho chó khi mang thai là vấn đề rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe và tình tính mạng của cả chó mẹ và cún con. Để tránh những trường hợp xấu, rủi ro và nguy hiểm thì bạn nên học, tư vấn và tham khảo cách hướng dẫn đỡ đẻ cho chó từ các chuyên gia bác sĩ thú y. Đối với các giống chó quý hiếm, đặc tính nổi bật như poodle hay phốc sốc thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ hơn về cách đỡ đẻ cho chó poodle và cách đỡ đẻ cho chó phốc sóc để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Viết bình luận